Kem chống nắng được hầu hết các chị em sử dụng, được ví như lớp áo giáp bảo vệ làn da khỏi ánh nắng mặt trời. Có hai loại kem chống nắng thông dụng đó là vật lý và hoá học. Thế nhưng để sử dụng hiệu quả và đúng cách để bảo vệ làn da, chị em phụ nữ cần tránh những sai lầm sau.
1. Đợi đến khi ra ngoài mới bôi kem chống nắng
UVA: Có bước sóng dài nhất, xuyên sâu dưới da, gây lão hoá, nhăn da.
UVB: Tác động mạnh lên bề mặt da gây đỏ da, cháy nắng và ung thư.
UVC: Sóng ánh sáng ngắn, bị ngăn chặn bởi tầng zone.
-> Bạn nên bôi kem chống nắng thường xuyên và bôi trước khi ra ngoài khoảng 30 phút. Đây là mức thời gian tối thiểu để kem có thể hấp thụ vào da và phát huy tác dụng. Dùng kem chống nắng đều đặn hàng ngày.
2. Chỉ bôi kem chống nắng ở phần da lộ ra ngoài
Tia UV có thể xuyên qua quần áo và tất cả các chất vải dày mỏng khác nhau.
-> Bôi kem chống nắng toàn bộ cơ thể. Nếu bạn chỉ bôi phần da lộ ra ngoài, nguy cơ ung thư da vẫn luôn đeo bám bạn.
3. Không bôi kem chống nắng cho môi
Môi cũng giống như các phần da khác, thường dễ bị tổn thương bởi tia cực tím.
-> Bạn có thể chọn một cây son dưỡng có SPF, chất kem sẽ tồn tại lâu trên môi tạo ra màng lá chắn bảo vệ da.
4. Không chú ý tới các thành phần trong kem chống nắng
Mỗi loại kem chống nắng có chỉ số SPF khác nhau, có thành phần trong kem chống nắng khác nhau.
-> Bạn cần đảm bảo loại kem chống nắng mình lựa chọn phù hợp với làn da và hoàn cảnh sử dụng. Một số người có tuyến da nhờn, ra mồ hôi nhiều cần bôi chống nắng 2 tiếng/lần. Hoặc đối với các trường hợp đi bơi, bạn nên bôi hai lớp chống nắng để bảo vệ an toàn cho da. Nên sử dụng các loại kem bổ sung thành phần chống thấm nước để tiết kiệm thời gian, tiền bạc.
5. Dùng kem chống nắng toàn thân cho mặt
Kem chống nắng cho mặt và kem chống nắng toàn thân có thành phần khác nhau nên bạn không thể sử dụng kem chống nắng toàn thân cho vùng mặt. Da mặt thường nhạy cảm hơn da cơ thể
-> Chọn kem chống nắng toàn thân và chông nắng da mặt riêng biệt
6. Chỉ nắng mới dùng kem chống nắng
Mặc dù không có ánh nắng vào những ngày râm mát nhưng 80% tia cực tím vẫn xuyên qua mây và có thể tấn công cơ thể bạn. Vì vậy, dù ngày râm mát bạn cũng nên bôi kem chống nắng thường xuyên.
-> Bất cứ khi nào trong ánh nắng mặt trời cũng có tia UV, vì vậy bạn ra ngoài đường cần bôi kem chống nắng ngay.
7. Không sử dụng đủ lượng cần thiết
Dùng quá ít kem chống nắng sẽ khiến việc chống nắng trở nên vô nghĩa.
-> Để kem chống nắng phát huy tối đa chỉ số SPF khi bôi toàn bộ cơ thể cần dung tích bằng một chiếc ly nhỏ. Còn với các loại chống nắng dạng xịt thì tối thiểu phải phủ ít nhất 2 lớp kem liên tiếp trên da mới đảm bảo công dụng của chúng. Lấy đủ liều lượng kem chống nắng để bôi mặt và toàn thân.
8. Trong nhà không cần bôi kem chống nắng
Cửa sổ và kính chắn gió trong nhà có thể chặn được tia UVB khiến chúng ta không cảm thấy bị cháy nắng nhưng những tia UVA lợi hại thì vẫn xuyên qua được.
-> Ở trong nhà hay ngồi trong ô tô thì bạn vẫn phải bôi kem chống nắng như thường.
9. Không lưu tâm đến chỉ số kem chống
Rất nhiều loại kem chống nắng chỉ có tác dụng chống tia UVB, nguyên nhân gây ra hiện tượng cháy nắng da.
Tuy nhiên, việc chống lại tia UVA cũng rất quan trọng bởi tia này xâm nhập vào da sâu hơn, là nguyên nhân khiến da bị lão hóa sớm.
-> Để bảo vệ da tối đa, bạn cần các loại kem chống nắng có công thức “quang phổ rộng”, có chỉ số SPF tối thiểu 35 và PA++ trở lên
10. Chỉ bôi kem chống nắng một lần/ngày
Bạn thường nghĩ bôi kem chống nắng một lần sẽ có tác dụng cho cả ngày, tuy nhiên, lớp kem bạn bôi lên người chỉ có tác dụng trong một khoảng thời gian nhất định.
-> Bạn cần bôi lại kem chống nắng tốt nhất 2 tiếng/lần. Nếu không thì tối thiểu 3-6 tiếng.
11. Không chú ý hạn sử dụng kem chống nắng
Kem chống nắng cũng như các loại mỹ phẩm chăm sóc da khác, chúng có hạn sử dụng tối thiểu sau khi mở nắp 6 tháng – 1 năm.
-> Bạn nên sử dụng kem chống nắng thường xuyên và mạnh dạn loại bỏ những hộp đã hết hạn sử dụng.
12. Không bôi kem chống nắng bảo vệ đôi mắt
Nếu bạn nghĩ đeo kính râm là đủ bảo vệ mắt thì bạn đã sai lầm.
-> Có loại kem chống nắng dành riêng cho mắt và có loại kính râm chống UV.